Đang thực hiện
Tên đăng nhập
Mật khẩu
 
Quên mật khẩu?
Sản phẩm so sánh

Thời gian đăng: 14/12/2013 11:12

Thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam và một số giải pháp về đào tạo nhằm tăng tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài

1. Nguồn nhân lực Việt Nam:
Về số lượng nguồn lao động: Việt Nam hiện có một đội ngũ nhân lực khá dồi dào so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay, nước ta có trên 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động trên tổng số 85,79 triệu người (chiếm 57,3%), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) và đứng thứ 13 trên thế giới về quy mô dân số. Số người trong độ tuổi từ 20 đến 39 khoảng 30 triệu người, chiếm 35% tổng dân số và chiếm 61% lực lượng lao động, đây là lực lượng có thể tham gia xuất khẩu lao động. Sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng nguồn nhân lực Việt Nam, là yếu tố rất thuận cho việc tuyển chọn lao đông đi làm việc ở nước ngoài.
Về chất lượng nguồn lao động: Trong tổng số 49,2 triệu người trong độ tuổi lao động, chỉ có 7,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% lực lượng lao động. Trong số những người đang theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc thì tỷ lệ người đang theo học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5, cao đẳng 24,5% và Đại học trở lên là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất thấp, cụ thể là 86,7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, đáng chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo chiếm 92%. Như vậy, đội ngũ lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được trang bị chuyên môn, kỹ thuật. Hiện cả nước có hơn 41,8 triệu lao động, chiếm 85,1% lực lượng lao động chưa được đào tạo để đạt một trình trình độ chuyên môn, kỹ thuật nào đó.
Về đặc trưng vùng, miền của người lao động tham gia xuất khẩu lao động: Theo số liệu thống kê cho thấy số lượng lao động tham gia đi xuất khẩu lao động của các tỉnh, thành phố khu vực niềm Bắc và miền Trung chiếm 95%, số lao động này chủ yếu sống ở nông thôn, trung du và miền núi. Đây là lực lượng lao động “4 không” - không nghề, không ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp và không có kinh tế.
2. Một số giải pháp:
Ngoài việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định thì đào tạo nghề, ngoại ngữ, huấn luyện tác phong lao động công nghiệp cho người lao động có tầm quan trọng ngày càng tăng đối với việc duy trì, phát triển và tạo khả năng cạnh tranh cho lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế. Trong khi nguồn nhân lực của nước ta chủ yếu là lao động giản đơn, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho xuất khẩu lao động dẫn đến kìm hãm sự ổn kịnh và phát triển thị trường của lao động ngoài. Các doanh nghiệp XKLĐ đã và đang gặp phải những khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có nghề có sẵn trên thị trường lao động trong nước để đáp ứng nhu cầu ngày cào lớn của đối tác nước ngoài. Vấn đề này cần phải được giải quyết nhanh chóng. Trong bối cảnh nguồn lực của nhà nước đầu tư cho phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn hạn hẹp, chưa hiệu quả, nội dung, chương trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, xem nhẹ thực hành kỹ năng nghề cho người lao động thì ngành XKLĐ đã và đang chủ động áp dụng một số giải pháp sau:
           Một là, Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ của của đối tác nước ngoài. Nội dung đào tạo tập trung huấn luyện kỹ năng nghề cho người lao động và an toàn vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Hướng dẫn cơ sở đào tạo căn cứ đặc điểm thị trường tiếp nhận lao động để rèn luyện tác phong lao động công nghiệp cho người lao động. Ví dụ: đối với lao động đi tu nghiệp tại Nhật Bản thì cơ sở đào tạo phải rèn cho người lao động bỏ thói quen ngủ trưa, đi làm việc đúng giờ, tác nghiệp phải chính xác, tu nghiệp sinh chỉ được thực hiện công việc khi đã hiểu rõ yêu cầu của người quản lý…
           Hai là, Thí điểm đặt hàng đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cơ chế đặt hàng giai đoạn 2008-2010, nội dung chủ yếu của đề án là nhà nước hỗ trợ 70% chi phí học nghề cho người lao động, doanh nghiệp hoặc người lao động chịu chi phí 30% còn lại, nếu người lao động đạt trình độ nghề theo quy định và được đối tác nước ngoài tiếp nhận. Mục tiêu của đề án là khuyến khích người lao động học nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài nhằm tăng tỷ lệ lao động có nghề đi làm việc ở nước ngoài, tạo khả năng cạnh tranh và từng bước xây dựng thương hiệu lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế đối với các nghề: nghề Hàn trình độ 3G và 6G, các nghề trong ngành xây dựng, điều dưỡng viên, nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng. Sau thí điểm sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình.
Ba là, Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành để chủ động đào tạo nguồn lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động của chủ sử dụng lao động ngoài nước.
Bốn là, Nhà nước đầu tư xây dựng số Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đặt tại các vùng, miền và trang bị máy móc, thiết bị đào tạo nghề, ngoại ngữ đạt chất lượng cao.
Năm là, Nhà nước kêu gọi các nước có nhu câu tiếp nhận lao động có nghề của Việt Nam đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, giáo trình, tài liệu giảng dạy và học tập, đào tạo chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy.
Sáu là, Về lâu dài, Nhà nước quy định tiêu chuẩn nghề theo từng thị trường và kiểm định chất lượng lao động có nghề trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động xuất khẩu giữa các cơ sở đào, doanh nghiệp.
Tin liên quan
Cơ hội mới cho thực tập sinh Nhật Bản
09/06/2014 12:47
Thông báo tuyển dụng
16/04/2014 14:49
The virtues of the Japanese people.
04/03/2014 15:37
 
 
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thương Mại Hợp Tác Nhân Lực Quốc Tế Việt Nam -  VINAINCOMEX.,JSC
Văn phòng GD: Tầng 5 - tòa nhà CLAND - 156 Xã Đàn 2 - Nam Đồng - Đống Đa - Hà Nội
Số điện thoại: 0439716255.
 
© Copyright 2013 vinaincomex

Designed by Web123.vn™